Nguồn điện là yếu tố không thể thiếu trong nọi công trình nhà ở hiện nay, cơ quan cho tới khách sạn, trung tâm .. do đó các bạn nên biết cách sử dụng điện an toàn là vô cùng quan trọng. Những biện pháp an toàn điện sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro cũng như thiệt hại cả về người của do tai nạn điện gây ra. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng điện sao cho an toàn trong những trường hợp cụ thể
An toàn điện là gì?
Là hệ thông gốm những quy tắc, biện pháp và kỹ năng cho người sử điện nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng và nguy hiểm từ việc chập mạch đến với con người
Thế nào là điện giật ?
Sở dĩ các hệ thống điện có khả năng gây nguy hiểm đối với con người là do chúng ta cũng là những vật dẫn điện (có khả năng cho dòng điện chạy qua). Do đó, hiện tượng điện giật xảy ra khi có sự cố để dòng điện chạy qua cơ thể con người gây tổn thương đến thể chất và tinh thần.
Hậu quả do tai nạn về điện
Dòng điện chạy qua cơ thể con người có thể gây ra các mức độ tổn thương như gây co giật các cơ, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh tê liệt hay thậm chí là thiệt mạng. Tùy theo cường độ dòng điện mạnh hay yếu mà tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người sẽ khác nhau.
Dòng điện trên 10 mA chạy qua cơ thể con người gây co giật các cơ.
Dòng điện trên 25 mA sẽ gây tổn thương tim khi chạy qua ngực.
Dòng điện từ 70 mA với điện áp 40V trở lên sẽ làm cho tim ngừng đập.
Các tổn thương do điện sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều bộ phận trong cơ thể, được xếp loại từ bỏng ngoài da cho tới rối loạn tim, thận, ảnh hưởng tới thần kinh và hệ thống cơ xương, mạch máu,…
Cách sử dụng điện an toàn
Dưới đây là 10 lưu ý về sử dụng điện an toàn cho bạn tham khảo.
1.Không tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
Các thiết bị có điện trong nhà bạn không nên chạm trực tiếp vào như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần… để tránh bị điện giật.
2.Sử dụng dây dẫn và các thiết bị điện chất lượng.
Với dây dẫn, bạn nên dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, và tiết diện dây phải đủ lớn để dây điện không bị quá tải. Hãy sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng tốt vì hàng kém chất lượng rất dễ gây cháy, chập, rò điện.
3.Lắp đặt aptomat hay cầu dao.
Cần có aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có sự cố. Các thiết bị điện công suất lớn như điều hòa, máy bơm, bình nóng lạnh,… cần có aptomat riêng.
4.Mang đồ bảo hộ khi sử dụng các công cụ điện cầm tay.
Nếu bạn sử dụng các máy móc như máy khoan, máy mài, hàn điện,… phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi chẳng may chúng bị rò điện.
5.Không sử dụng điện khi tay ướt.
Các thao tác như đóng cầu dao, bật công tắc, dùng phích cắm,.. khi tay ướt, chân không mang dép, hay đứng nơi ẩm ướt đều có khả năng bị điện giật.
6.Kiểm tra và sửa điện an toàn
Bạn nên thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng cắt như cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm,…để phát hiện nếu có sự cố. Bên cạnh đó, tốt nhất hãy ngắt nguồn điện cho các thiết bị khi không sử dụng để tránh cháy nổ, chập điện.
Trong trường hợp dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện hay các thiết bị, đồ dùng điện bị hư hỏng, cần phải thay thế hoặc sửa chữa mới được tiếp tục sử dụng. Nếu muốn tự sửa, bạn cần ngắt cầu dao điện cho toàn bộ hệ thống, sử dụng các thiết bị bảo hộ và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình sửa chữa điện. Hoặc bạn hãy liên hệ với thợ sửa điện chuyên nghiệp để được giúp đỡ sửa các thiết bị điện.
7.Không để thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ.
Các thiết bị khi có dòng điện chạy qua đều tỏa nhiệt, với một số thiết bị có khả năng tỏa nhiệt lớn thì bạn nên đặc biệt lưu ý tránh để chúng gần những vật dễ cháy.
8.Không vừa sử dụng vừa sạc các thiết bị điện.
Các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, đèn pin,.. bạn không nên sử dụng trong khi đang sạc, đã có rất nhiều trường hợp bị cháy, nổ thiết bị gây nguy hiểm cho con người do vừa sạc vừa dùng thiết bị. Cũng nên lưu ý khi sạc xong thì cần ngắt sạc để tránh cháy nổ.
9.Ngắt điện cho các thiết bị khi thời tiết xấu.
Trong những trường hợp như mưa bão, ngập nước hay có sấm sét. Bạn cần phải nhanh chóng tách an-ten ra khỏi tivi để tránh sét lan truyền, rút phích cắm các thiết bị như: tivi, máy tính,… Nếu bị ngập nước, mưa bão lớn có thể làm tốc mái, đổ tường,… hãy ngắt cầu dao điện để đảm bảo an toàn.
10.Kiểm tra, bảo hành các thiết bị điện định kỳ.
Bạn cần thường xuyên kiểm tra, sửa hoặc thay thế nếu thiết bị điện hư hỏng để không dẫn đến những nguy hiểm cháy nổ, hở điện,… Nếu bạn không chắc chắn về kỹ thuật cũng như độ an toàn hoặc không có đầy đủ dụng cụ bảo hộ thì không nên tự mình sửa chữa. Hãy liên hệ với dịch vụ sửa chữa điện chuyên nghiệp đến để xử lý.
Sơ cứu khi bị giật điện.
Nhanh chóng ngắt cầu dao điện hay nguồn điện tiếp xúc với nạn nhân.
Dùng vật dụng cách điện như cây gỗ khô, nhựa để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, tránh để chân tay trần, ướt.
Tiến hành hô hấp nhân tạo: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra. Mỗi phút thổi trung bình 20 lần. Hoặc hô hấp bằng cách ép tim ngoài lồng ngực: 2 bàn tay chồng lên nhau đặt trước tim, từ từ ấn sâu khoảng 1/3 đến 1/2 bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra. Trung bình mỗi phút ép tim khoảng 100 lần.
Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản trên, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn về cách sử dụng điện an toàn. Hãy luôn chú ý quan sát, cẩn trọng về hệ thống điện bởi các nguy cơ về cháy nổ, giật điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng ta chủ quan.